RSS

Monthly Archives: Tháng Mười Một 2011

Chuyên đề MÙA ĐÔNG [1]: Phác thảo một mùa Đông

Chuyên đề MÙA ĐÔNG [1]: Phác thảo một mùa Đông

(Tác giả: Nhà thơ trẻ Lữ Thị Mai – phóng viên Thời báo Mê Kông)

Phác thảo một mùa đông

 Ý nghĩ cứ tuôn dài mà lời thoại co ro trong áo ấm

mùa đông

mùa đông

mùa đông

kéo ta về đêm rờ rỡ trăng

bức phù điêu cũ trên tường vôi đổ màu đỏ rầm rì

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 29, 2011 in VỀ CHÚNG TÔI

 

Nhãn:

Báo lá cải: Tồn tại hay không tồn tại

Báo lá cải: Tồn tại hay không tồn tại

(Tác giả: Hồng Thắm)

 Ngày nay, báo lá cải đang ngày càng phát triển. Mọi người trên thế giới không còn lạ lẫm gì với những cái tên như: Playboy, Star,… Cuộc chiến giữa báo lá cải và báo chính thống vẫn diễn ra. Đứng ở góc độ định hướng thông tin và đạo đức nghề nghiệp thì đa phần mọi người đều không đồng tình, thậm chí là phê phán những bài báo, những thông tin lá cải.

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 28, 2011 in NHẬT KÍ VIẾT BÁO

 

Nhãn:

Ma lực của hình ảnh trong văn học và nghệ thuật

Ma lực của hình ảnh trong văn học và nghệ thuật

(Tác giả: Văn Ngọc)

 Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình.
Hình ảnh trong văn, thơ, là hình ảnh ảo của sự vật mà ngôn ngữ văn chương gợi lên trong óc tưởng tượng của chúng ta qua những khái niệm và qua những biểu tượng. Có lẽ chính bởi vì nó không cụ thể, cho nên hình ảnh ảo mới có thể hài hoà được với cái ngôn ngữ khái niệm, rất trừu tượng, nhưng lại có khả năng diễn đạt nội tâm của văn thơ. Chỉ cần đọc một vài đoạn thơ cổ, hay thơ mới, là ta cũng thấy được rằng thơ cần hình ảnh, mặc dù đó chỉ là những hình ảnh tượng trưng mà thôi:

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 26, 2011 in LĂNG KÍNH VĂN NGHỆ

 

Nhãn:

Báo chí – nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

Báo chí – nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

(Tác giả: TS. Trần Văn Toàn – ĐHSP Hà Nội)

Khái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức – kẻ sĩ (sẽ được giới thuyết cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết) trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí – một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây – đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào.

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 25, 2011 in LỊCH SỬ BÁO CHÍ

 

Nhãn:

Cơ hội mới cho sinh viên yêu thích điện ảnh

Cơ hội mới cho sinh viên yêu thích điện ảnh
(Tác giả: Vương Thúy Hằng)

Chiều ngày 17 tháng 11 vừa qua, tại khoa Viết Văn – Trường đại học Văn hóa Hà Nội, kênh truyền hình An Viên (AVG) phối hợp cùng Hội điện ảnh Việt Nam đã có buổi nói chuyện cùng sinh viên của khoa nằm trong khuôn khổ chương trình “Chuyện đời qua phim”. Nội dung của buổi tọa đàm hôm nay xoay quanh vấn đề: “Nhạc phim-sự hòa hợp của những cung bậc, tiết tấu”. Buổi nói chuyện có sự góp mặt của chủ nhiệm chương trình “Chuyện đời qua phim” – anh Thiều Hà Quang Nghĩa. Về phía khoa có giảng viên Mai Anh Tuấn cùng đông đảo sinh viên của khoa.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 22, 2011 in TIN TỨC

 

Nhãn:

Lớp dân tộc học đầu tiên của thầy giáo Nguyễn Văn Huyên

(Tác giả: Tảo Trang)

Thầy tự lái xe ô tô đưa các học viên đi thăm quan để minh họa cho bài giảng, giới thiệu cảnh quan mọi vùng nông thôn tiêu biểu với cây đa giếng nước, nhấn mạnh tác động của khung cảnh thiên nhiên, của việc thờ phụng tại đình chùa và trình diễn lễ hội tới đời sống nông thôn Việt Nam.

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 22, 2011 in KHÔNG GIAN VĂN HÓA

 

Nhãn: ,

Căn bệnh lạm phát đại học ở Việt Nam?

Căn bệnh lạm phát đại học ở Việt Nam?

(Tác giả: Thường Sơn)

Hiện tượng một số trường đại học phải đóng cửa ngành học đã manh nha xuất hiện vào năm 2010 tại các trường đại học khác như Đại học Đông Đô, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Hồng Đức…

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 17, 2011 in KHÔNG GIAN VĂN HÓA

 

Nhãn:

Trợ lý báo chí – nghề mới

Trợ lý báo chí – nghề mới

Nếu coi người phóng viên là “chiếc cầu thứ hai” đưa thông tin đến với công chúng thì cán bộ trợ lý báo chí chính là “chiếc cầu thứ nhất” cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực cho các nhà báo.

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 16, 2011 in NHẬT KÍ VIẾT BÁO

 

Nhãn:

Hãy đi đến cái tận cùng của cái ta

Hãy đi đến cái tận cùng của cái ta

(Tác giả: Đạo diễn Đặng Nhật Minh)

            Cách đây hơn 30 năm, khi lần đầu tiên giới thiệu Điện ảnh Việt Nam ra với thế giới, nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng người Pháp Geoges Sadoul đã viết: Đó là một nền điện ảnh nằm trên bán đảo Indochine (Đông Dương), nhưng nó không phải là Indo (Ấn Độ), mà cũng không phải là Chine (Trung Quốc). Ngay từ hồi đó Georges Sadoul muốn nhấn mạnh tới một nét đặc trưng trong điện ảnh của chúng ta, đó là bản sắc dân tộc. Thực vậy, bản sắc đó đã xuất hiện ngay từ trong những bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Việt Nam như: Chung một dòng sông, Chim vành khuyên, Chị Tư Hậu v.v…

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 16, 2011 in LĂNG KÍNH VĂN NGHỆ

 

Nhãn:

Vì sao Phạm Quỳnh đặt tên báo là Nam Phong và thường dùng bút hiệu Thượng Chi?

(Tác giả: Dã Thảo; PhamTon ‘s Blog)

Ngay trong số 1 ra tháng 7 năm 1917 của Nam Phong Văn học-Khoa học tạp chí, Phạm Quỳnh đã viết Mấy nhời nói đầu giới thiệu nội dung tạp chí mới xuất bản. Cuối phần I, ông cảm xúc thốt lên lời cảm thán: “Ôi! trong sách có câu: Gió phương nam ấm áp, khá lấy giải được cái lòng hờn giận của dân ta! (Chúng tôi nhấn mạnh – PT) Ước gì bản báo cũng khiến được các bạn đọc báo có cái cảm giác như cái cảm giác gió Nam Phong! Bởi thế, đặt tên báo.”

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 15, 2011 in LỊCH SỬ BÁO CHÍ

 

Nhãn: