RSS

Daily Archives: Tháng Mười Một 15, 2011

Vì sao Phạm Quỳnh đặt tên báo là Nam Phong và thường dùng bút hiệu Thượng Chi?

(Tác giả: Dã Thảo; PhamTon ‘s Blog)

Ngay trong số 1 ra tháng 7 năm 1917 của Nam Phong Văn học-Khoa học tạp chí, Phạm Quỳnh đã viết Mấy nhời nói đầu giới thiệu nội dung tạp chí mới xuất bản. Cuối phần I, ông cảm xúc thốt lên lời cảm thán: “Ôi! trong sách có câu: Gió phương nam ấm áp, khá lấy giải được cái lòng hờn giận của dân ta! (Chúng tôi nhấn mạnh – PT) Ước gì bản báo cũng khiến được các bạn đọc báo có cái cảm giác như cái cảm giác gió Nam Phong! Bởi thế, đặt tên báo.”

Read the rest of this entry »

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 15, 2011 in LỊCH SỬ BÁO CHÍ

 

Nhãn:

Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

 (Tác giả: TS. Trần Văn Toàn – ĐHSP Hà Nội)

1. Năm 1867, trong Tế cấp bát điều (Tám điều cần làm gấp), Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề: “Ấn hành một tờ nhật báo, đăng tải các chiếu, chỉ, sớ, dụ, những việc làm của các bậc có tiếng tăm, những công vụ của quốc gia hiện thời cho học sinh đọc để biết công việc trong nước”[1]. Một đề xuất thể hiện viễn kiến của một nhà cách tân. Tuy nhiên, như thực tế lịch sử cho thấy, ở vào thời điểm ấy, không có cơ hội để một ý tưởng như thế trở thành hiện thực. Lý do: tờ báo, sự hiện diện của nó, là thuộc về một cấu trúc xã hội và văn hóa khác hẳn với tình hình thực tiễn của Việt Nam lúc bấy giờ. Mặc dù luôn có quan hệ mật thiết với những vấn đề kỹ thuật và công nghệ nhưng sự hình thành và phát triển của báo chí là một hiện tượng, trước tiên và gốc rễ nhất, được nhận diện trong mối quan hệ chiều sâu với những yếu tố về văn hóa, cơ cấu chính trị.

Read the rest of this entry »

 
1 bình luận

Posted by trên Tháng Mười Một 15, 2011 in LỊCH SỬ BÁO CHÍ

 

Nhãn:

Sơ lược cuộc đời làm báo của Phan Khôi

Sơ lược cuộc đời làm báo của Phan Khôi

Tác giả: Lại Nguyên Ân

Phan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Ở Việt Nam, rõ nhất là ở Nam Kỳ, từ nửa cuối thế kỷ XIX, nếu đời sống văn học bắt đầu dạng thức tồn tại trên hai loại hình (hoặc hai kênh) chính của truyền thông hiện đại là xuất bản và báo chí, thì hoạt động văn chương và học thuật của Phan Khôi lại chỉ thực hiện chủ yếu trên kênh báo chí. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!

Read the rest of this entry »

 
2 bình luận

Posted by trên Tháng Mười Một 15, 2011 in LỊCH SỬ BÁO CHÍ

 

Nhãn: